Sự phản kháng của nhân dân miền Nam Tố_Cộng_diệt_Cộng

Để chống lại sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân dân miền Nam đã tổ chức nhiều hình thức đấu tranh chính trị, vũ trang để chống lại sự bắt bớ, đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, bảo vệ quyền chính trị, đòi tuyển cử để thống nhất nước nhà bị chia cắt. Cuộc Đồng khởiBến Tre (1960) đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung Bộ... Thắng lợi lớn của cuộc Đồng khởi đã đặt ra yêu cầu mới là phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất để đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt sự can thiệp của Mỹ, lật đổ bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm, tiến tới thống nhất đất nước.[2]

Trước sức đánh phá qua nhiều đợt “tố cộng, diệt cộng” cực kỳ ác liệt và những chiến dịch càn quét khốc liệt của quân đội ngụy tay sai, những phong trào chống Mỹ ở miền Nam đã chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có. Trong tình hình đó, Đảng Lao động Việt Nam đã động viên được 12 triệu lượt quần chúng (1955-1958) đấu tranh chính trị dưới những hình thức khác nhau. Trước tình thế khó khăn, hiểm nghèo, đại bộ phận người dân miền Nam vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh bất khuất chống lại Ngô Đình Diệm. Một số khá đông Đảng viên bị thất tán do chuyển vùng và rút vào hoạt động bí mật để chống khủng bố, vẫn duy trì liên lạc với Đảng Lao động Việt Nam và các phong trào Cách mạng.[5]

Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá II đã họp tại Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ. Hội nghị đã xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng, mối quan hệ giữa 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền Nam, Bắc, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.[5]

Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: "Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh." Phương pháp cách mạng và phương pháp đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, và dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân có thể tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.[5]

Năm 1960, với cao trào đồng khởi, làm lay chuyển bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa, cách mạng miền Nam chuyển sang 1 giai đoạn mới đầy gian lao thử thách, nhưng cũng đầy thắng lợi vẻ vang, trong thắng lợi đó có sự góp mặt của thiếu niên, nhi đồng.[6]

Tháng 9/1960, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đất nước tạm thời bị chia làm 2 miền là:

  • Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  • Đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước.[6]

Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ III (tiến hành từ 23-25/3/1961 tại Thủ đô Hà Nội) đã quyết định phát động trong thanh niên miền Bắc phong trào "Xung phong, tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất" (1961-1965). Gắn bó mật thiết với các phong trào hành động của Đoàn, từ sau khi Đoàn phát động phong trào "Tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất", phong trào "Kế hoạch nhỏ" của thiếu niên, nhi đồng cũng được phát triển thêm 1 bước, đi vào chiều sâu, vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đấu tranh, trong lao động sản xuất và đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện...[6]

Từ sau Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III, cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam - Bắc, với 2 nhiệm vụ chiến lược được xác định, đã có những chuyển hướng mới. Ở các tỉnh, thành phố miền Bắc, sau những năm khôi phục và phát triển, tình hình kinh tế - xã hội đi dần vào thế ổn định. Hầu hết người dân ở nông thôn đã đi vào con đường làm ăn tập thể. Giai cấp tư sản và tiểu chủ ở thành thị được cải tạo. Quyền làm chủ của nhân dân từng bước được thiết lập. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tố_Cộng_diệt_Cộng http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent... http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/149/1490105... http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=38&tabId... http://www.pbs.org/battlefieldvietnam/history/inde... http://eresources.nlb.gov.sg/newspapers/Digitised/... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://td.baclieu.gov.vn/tulieu/Lists/Posts/Post.a... http://www.danang.gov.vn/TabID/65/CID/626/ItemID/2... http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=4&idcha... http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.as...